Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng mô hình mặt biển tự nhiên toàn cầu (Mean Dynamic Topography) phục vụ tính chuyển trị đo sâu về hệ độ cao quốc gia
PDF | Download: 65

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Dương, C. C., Hà, M. H., Nguyễn, T. A., Lê, T. A., & Hoàng, T. T. (2016). Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng mô hình mặt biển tự nhiên toàn cầu (Mean Dynamic Topography) phục vụ tính chuyển trị đo sâu về hệ độ cao quốc gia. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (27), 14–24. https://doi.org/10.54491/jgac.2016.27.166

Tóm tắt

Trên thế giới các kết quả đo cao từ vệ tinh (Đo cao vệ tinh: Satellite Altimetry) như bề mặt biển tự nhiên biển (MSS – Mean Sea Surface), mặt địa hình biển động lực trung bình so với Geoid (MDT – Mean Dynamic Topography), xác định trường trọng lực và Geoid trên biển v.v đã được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu về Hải dương học, Khí tượng – Hải văn biển, Trắc địa và Địa vật lý. Ở Việt Nam việc nghiên cứu sử dụng mô hình MSS, MDT trong Trắc địa bản đồ cũng đã được một số tác giả khởi xướng từ vài năm trở lại đây. Trong bài báo này chúng tôi thử nghiệm sử dụng mô hình DNSC08MDT để tính trị đo sâu. Mô hình này được cung cấp chính thức tại thời điểm nghiên cứu, sau này đã có thêm các mô hình DTU10, DTU12 được cải tiến hơn (Dương Chí Công và nnk, 2015). Tại khu vực Bắc Trung Bộ (từ vĩ tuyến ~15° đến ~20°, từ bờ biển đến kinh độ 116°) với mô hình DNSC08MDT sau khi cải chính (về Geoid cục bộ Hòn Dấu trong hệ triều 0 và độ lệch hệ thống so với các trạm nghiệm triều) đã tính được trị đo sâu cho 5 mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/50.000. Độ chính xác trung bình đạt ±0.6m là có thể chấp nhận được đối với bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/50.000 khu vực xa bờ (từ khoảng 20 km trở ra).
https://doi.org/10.54491/jgac.2016.27.166
PDF | Download: 65

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.