Nghiên cứu ảnh hưởng hệ thống đầu thu VNREDSat-1 và môi trường khí quyển tới kết quả xử lý bức xạ ảnh
PDF | Download: 73

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, D. C., Nguyễn, V. B., Lương, N. H. H., Đinh, X. T., Trần, N. T., & Lương, C. K. (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng hệ thống đầu thu VNREDSat-1 và môi trường khí quyển tới kết quả xử lý bức xạ ảnh. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (28), 42–49. https://doi.org/10.54491/jgac.2016.28.183

Tóm tắt

Biến đổi bức xạ ảnh mà đầu thu ảnh vệ tinh quang học ghi nhận được từ trị DN về ảnh bức xạ phản xạ bề mặt đất giống như thực tế ngoài thực địa là vấn đề rất phức tạp. Trước hết cần kể đến ảnh hưởng của hệ thống ghi nhận ảnh của đầu thu và tiếp theo là ảnh hưởng của môi trường khí quyển. Ảnh hưởng hệ thống ghi nhận ảnh được nhà cung cấp ảnh đưa ra, thông qua hai tham số kiểm định Gain và Offset (Bias) trong tệp siêu dữ liệu (header file) của ảnh. Từ đó, chúng ta biến đổi ảnh DN về ảnh bức xạ ở đỉnh khí quyển (hay ảnh bức xạ trước đầu thu). Bước tiếp theo, chúng ta cần loại bỏ ảnh hưởng của môi trường khí quyển tới bức xạ ảnh để nhận được ảnh phản xạ ở bề mặt đất của đối tượng. Phương pháp DOS (Dark Object Substraction) được coi là phương pháp rất thực tế vì không đòi hỏi các tham số về khí quyển, mà chỉ cần trích xuất một số thông tin từ ảnh có trong tệp siêu dữ liệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT-1. Kết quả thực nghiệm cho thấy sản phẩm NDVI được tạo ra từ ảnh phản xạ bề mặt (Ro-surf) đảm bảo tính trung thực hơn so với ảnh NDVI được tạo ra từ ảnh gốc DN, hay từ ảnh bức xạ ở đỉnh khí quyển R, hoặc từ ảnh phản xạ ở đỉnh khí quyển (Ro-toa). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới.
https://doi.org/10.54491/jgac.2016.28.183
PDF | Download: 73

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.