Nghiên cứu lựa chọn chỉ số thực vật và ngưỡng biến động trong đánh giá biến động lớp phủ bằng phương pháp phân tích vector biến động (CVA)
PDF | Download: 85

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, B. D., Tống, S. S., Phạm, V. H., & Đào, V. K. (2011). Nghiên cứu lựa chọn chỉ số thực vật và ngưỡng biến động trong đánh giá biến động lớp phủ bằng phương pháp phân tích vector biến động (CVA). Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (10), 43–51. https://doi.org/10.54491/jgac.2011.10.473

Tóm tắt

Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trên phạm vi cả nước đã dẫn tới sự biến động lớp phủ đất với quy mô và tốc độ rất cao. Việc nghiên cứu biếng động lớp phủ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các hoạch định chiến lược của các nhà quản lý. Nghiên cứu biến động lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS có thể tóm tắt thành hai phương pháp chính: phương pháp phân tích biến động sau phân loại (post-classification) và phương pháp xác định thay đổi phổ trước phân loại (pre-classification). Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Phương pháp xác định thay đổi phổ trước phân loại được chia ra thành các phương pháp: Kỹ thuật trừ ảnh gốc(Image Differencing); Kỹ thuật phân tích thành phần chính đa thời gian (MPCA: Multi-date Principal Component Analysis ); Kỹ thuật phân tích vector biến động (CVA: Change Vector Analysis). Trong nghiên cứu này tác giả giới thiệu phương pháp phân tích vector biến động (CVA), phương pháp này dựa trên hai chỉ số quan trọng thể hiện đặc điểm chủ yếu của lớp phủ, đó là: Chỉ số thực vật (-NDVI) và chỉ số đất trống (-BI). Khả năng áp dụng của phương pháp CVA đã được đề cập trong các nghiên cứu [1,2,3,4]. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này không đề cập đến việc lựa chọn chỉ số NDVI và ngưỡng biến động trong đánh giá biến động. Bài báo này xin đưa ra đề xuất để giải quyết hai vấn đề trên.
https://doi.org/10.54491/jgac.2011.10.473
PDF | Download: 85

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.