https://jgac.vn/index.php/journal/issue/feed Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-07-29T14:42:11+07:00 Đinh Tài Nhân dinhtainhan@gmail.com Open Journal Systems <div class="h2"><strong>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ</strong></div> <p><strong>ISSN (Print): 2734-9292 | DOI: 10.54491</strong></p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ là tạp chí chuyên ngành của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ khoa học mới trong các lĩnh vực: Trắc địa, Bản đồ, GIS, Viễn thám và Địa chính. Tạp chí xuất bản định kỳ 4 số một năm bằng tiếng Việt.</p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ được tính 0,5 điểm công trình trong danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng Giáo sư Việt Nam.</p> https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/726 Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc lựa chọn vị trí quy hoạch cụm công nghiệp tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương 2024-07-29T09:04:34+07:00 Nguyễn Thị Oanh no@gmail.com Lê Hùng Chiến no@gmail.com Lương Thị Kim Dung no@gmail.com Vũ Quỳnh Chi no@gmail.com Nguyễn Diễm Quỳnh no@gmail.com Nguyễn Thị Hương no@gmail.com <p>Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) với mười tiêu chí được chia thành hai nhóm là kinh tế và môi trường, nhằm lựa chọn vị trí thích hợp quy hoạch cụm công nghiệp tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ứng dụng công nghệ GIS và lý thuyết tập mờ Fuzzy logic tạo các lớp chuyên đề dạng raster và xây dựng hàm thành viên cho từng tiêu chí, sau đó kết hợp với trọng số của các tiêu chí tiến hành chồng xếp tạo ra lớp raster giá trị phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 23.959,23 ha chiếm 84,96% diện tích nghiên cứu là không phù hợp; 4.123,91 ha chiếm 14,62% diện tích nghiên cứu ít phù hợp và 115,86 ha chiếm 0,41% diện tích nghiên cứu phù hợp quy hoạch cụm công nghiệp. Nghiên cứu đề xuất hai vị trí tiềm năng nhất thuộc phường Cộng Hoà và Chí Minh với diện tích lần lượt là 28,43 ha và 72,41 ha để quy hoạch cụm công nghiệp tại thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/727 Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý vị trí quy hoạch cụm, khu công nghiệp tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La 2024-07-29T11:12:58+07:00 Đoàn Hương Giang no@gmail.com Nguyễn Thị Tuyết no@gmail.com Nguyễn Thị Minh Châu no@gmail.com <p>Hiện nay, tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, từ thành phố đến nông thôn. Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La do những đặc điểm hạn chế về mặt địa lý, địa hình tương đối cao và dốc, bị chia cắt nhiều nên những hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Để giải quyết bài toán trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển đồng bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường và sinh thái cảnh quan cần đưa ra vị trí tối ưu nhất. Hệ thống thông tin địa lý cung cấp những công cụ phân tích không gian kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu tỏ ra khá hiệu quả, trong báo cáo này tác giả đã sử dụng GIS và AHP để đánh giá tính hợp lý vị trí quy hoạch cụm, khu công nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất về mặt không gian qua chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/728 Các kịch bản khai thác cát và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Lô thuộc địa phận xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 2024-07-29T13:47:21+07:00 Phan Thị Mai Hoa no@gmail.com Nguyễn Thị Cúc no@gmail.com Vũ Thị Phương Thảo no@gmail.com <p>Sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thường xuyên bị xáo trộn dòng chảy do lũ và các hoạt động kinh tế của con người đặc biệt là hoạt động khai thác cát. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát tới chế độ thủy động lực và bùn cát của đoạn sông nhằm cảnh báo được những diễn biến xấu có thể xảy ra cho đoạn sông và các khu vực ven bờ sông. Bài báo sử dụng dữ liệu thực đo từ năm 1977 – 1987 để hiệu chỉnh và chuỗi dữ liệu năm từ 1987 – 1997 để kiếm định mô hình Mike 21 FM với mô đun chính là thủy lực và vận chuyển bùn cát trong đó phạm vi mô phỏng được mở rộng so với khu vực mỏ khai thác khoảng 2 km về phía thượng nguồn và 3 km về phía hạ lưu. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định cho thấy lưu lượng mô phỏng khá tương đồng với dữ liệu thực đo tại trạm thủy văn Chiêm Hóa cả về giá trị, xu hướng. Sau các bước thiết lập và kiểm định, mô hình Mike 21 FM được ứng dụng để tính toán dự báo diễn biến lòng sông trên đoạn sông trước và sau khi khai thác đối với các kịch bản là trận lũ lớn tháng 7/2012. Trước khi khai thác cát, nồng độ bùn cát tại mặt cắt đạt giá trị lớn nhất là 3600 g/m<sup>3</sup> tại thời điểm lưu lượng lũ đạt đỉnh trong khi dòng chảy ở trạng thái bình thường nồng độ bùn cát là 230 g/m<sup>3</sup>, đoạn có nguy cơ bị xói nằm gần khu vực bên bờ phải của sông Lô, khu vực mỏ khi chưa khai thác thấy có xu hướng bồi nhẹ. Sau khi khai thác cát, tại khu vực nghiên cứu tốc độ bồi tương đối mạnh xảy ra tại mặt cắt T2 và T4 dao động từ 0,1 m – 1,4 m. Ngoài ra, tại khu vực cũng xuất hiện hiện tượng xói lở 2 bên bờ sông tại mặt cắt T1, dao động từ 0,1 - 0,3 m.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/729 Ứng dụng WEBGIS trong thành lập bản đồ trực tuyến hiện trạng đốt rác thải ngoài trời quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 2024-07-29T14:08:26+07:00 Vũ Xuân Định no@gmail.com Hoàng Anh Lê no@gmail.com Đỗ Thị Hường no@gmail.com Phạm Thu Huyền no@gmail.com <p>Nghiên cứu này tập trung vào việc ứng dụng WebGIS trong thành lập bản đồ trực tuyến hiện trạng đốt rác thải ngoài trời trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Từ kết quả điều tra và phân tích số liệu thực địa đã chỉ ra 65 điểm đốt rác thải trên địa bàn khu vực nghiên cứu với sự đa dạng về diện tích, khối lượng, và tần suất đốt rác tại các điểm này. Quá trình xây dựng dữ liệu GIS và bản đồ trực tuyến sử dụng phần mềm QGIS và nền tảng web Leaflet giúp nâng cao chính xác vị trí các điểm bãi rác và tạo ra một công cụ hiệu quả để truyền đạt thông tin cho cả cộng đồng và cơ quan quản lý. Bản đồ không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình đốt rác mà còn kích thích nhận thức và ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/730 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất ở tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 2024-07-29T14:42:11+07:00 Nguyễn Trọng Đợi no@gmail.com Nguyễn Duy Tính no@gmail.com Nguyễn Minh Toàn no@gmail.com Nguyễn Y Hoài Ni no@gmail.com Hồ Thị Mỹ Duyên no@gmail.com Vương Thị Trúc Ly no@gmail.com <p class="4Abstract" style="text-indent: 19.85pt; margin: 0cm 0cm 3.0pt 0cm;"><span style="font-size: 12.0pt; line-height: 115%;">Giá đất do Nhà nước quy định thường thấp hơn, thậm chí thấp hơn nhiều lần so với giá đất trên thị trường. Hệ số điều chỉnh giá đất là ẩn số quan trọng của hàm số xác định giá đất cụ thể theo phương pháp định giá hệ số điều chỉnh giá đất. Hệ số điều chỉnh giá đất ở tại thành phố Quy Nhơn khác nhau về phạm vi áp dụng và biến động khác nhau giữa 21 phường, xã ở 02 giai đoạn trước và khi áp dụng Luật Đất đai 2013. Hệ số điều chỉnh giá đất ở còn cao ở thời kỳ đầu, tăng trung bình 0,1 lần/năm từ năm 2021 đến nay và chưa thực sự phù hợp về bản chất kinh tế đất, khả năng sinh lợi của đất đai theo vị trí đất. Sự biến động còn mâu thuẫn với sự thay đổi giá đất trên thị trường và bảng giá đất. Cần thực hiện nhiều giải pháp trong xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất ở dựa trên bảng giá đất theo vị trí đất, tỉ lệ các yếu tố cấu thành giá đất và khả năng sinh lợi theo vị trí đất.</span></p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/723 Xác định vận tốc chuyển dịch mảng kiến tạo bằng PPP cho một số trạm CORS ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2019 - 2023 2024-07-26T16:02:20+07:00 Nguyễn Ngọc Lâu no@gmail.com Trịnh Đình Vũ no@gmail.com <p>Kỹ thuật định vị điểm chính xác (PPP) được sử dụng để xử lý dữ liệu GNSS của 15 trạm tham chiếu hoạt động liên tục (CORS) tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023. Sau khi dùng hàm sin để mô hình hóa các chuỗi thành phần tọa độ với chu kỳ cố định là 351,6 ngày, kết quả nhận được cho thấy vận tốc dịch chuyển thành phần mặt bằng của tất cả các trạm CORS tương tự như nhau cho cả nước. Tuy nhiên ở thành phần độ cao, các trạm ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có giá trị lớn hơn nhiều so với các trạm còn lại. Vận tốc dịch chuyển độ cao của CORS ở 5 tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Cần Thơ đều hướng xuống với giá trị lớn hơn -12 mm/năm. Trong đó đáng chú ý là trạm CORS tại hai tỉnh Cần Thơ và Bạc Liêu có tốc độ dịch chuyển độ cao lần lượt là -46,5 và -51,3 mm/năm. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng sự biến động của chuỗi độ cao PPP tại các trạm này không hoàn toàn tuân thủ theo quy luật hình sin như chuyển dịch mảng kiến tạo thông thường. Điều đó cho thấy sự dịch chuyển của các trạm CORS khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có thể bị ảnh hưởng do lún của công trình và lún cục bộ của nền địa chất địa phương.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/724 Nâng cao độ chính xác định vị, định hướng của hệ thống tích hợp GNSS/IMU với điều kiện ràng buộc hướng từ vectơ chuyển động của máy thu GNSS 2024-07-26T16:13:23+07:00 Dương Thành Trung no@gmail.com <p>Hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS) ngày nay được sử dụng một cách rộng rãi cho các công tác đo đạc bản đồ, định vị và dẫn đường. Tuy vậy, với các ứng dụng yêu cầu truy xuất dữ liệu cao và liên tục như dẫn đường cho máy bay không người lái, đo đạc thủy hải văn và hệ thống lập bản đồ di động thì thông tin chỉ từ GNSS là chưa đủ. Để khắc phục vấn đề này, một giải pháp tích hợp giữa GNSS và cảm biến quán tính (IMU) đã được áp dụng. Giải pháp tích hợp này cho phép cung cấp đồng thời thông tin về vị trí, vận tốc và phương hướng của phương tiện mang GNSS trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên, với hầu hết các ứng dụng dân dụng, IMU giá thấp thường được sử dụng, điều này dẫn đến độ chính xác của hệ thống bị hạn chế. Với mục tiêu nâng cao độ chính xác của giải pháp tích hợp GNSS/IMU, bài báo này đề xuất tích hợp thêm tham số hướng từ véc tơ chuyển động của máy thu GNSS trong hệ thống tích hợp GNSS/IMU giá thấp. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng giải pháp đề xuất giúp cải thiện độ chính xác định vị, định hướng một cách đáng kể so với giải pháp tích hợp thuần túy.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/725 Phép chiếu dùng cho bản đồ hành chính cấp tỉnh 2024-07-26T16:22:45+07:00 Đồng Thị Bích Phương no@gmail.com <p>Bài báo làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phép chiếu dùng cho bản đồ hành chính và đề xuất sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với k = 0,9999, kinh tuyến trục địa phương cho bản đồ hành chính từ cấp tỉnh trở xuống.</p> 2024-06-25T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ