Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/index.php/journal <div class="h2"><strong>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ</strong></div> <p><strong>ISSN (Print): 2734-9292 | DOI: 10.54491</strong></p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ là tạp chí chuyên ngành của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ khoa học mới trong các lĩnh vực: Trắc địa, Bản đồ, GIS, Viễn thám và Địa chính. Tạp chí xuất bản định kỳ 4 số một năm bằng tiếng Việt.</p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ được tính 0,5 điểm công trình trong danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng Giáo sư Việt Nam.</p> Vietnam Institute of Surveying and Mapping vi-VN Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2734-9292 Nghiên cứu xây dựng công cụ kiểm tra mức độ phù hợp cấu trúc khung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000. https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/746 <p>Ngày nay, nhu cầu lớn về sử dụng thông tin địa không gian không ngừng tăng lên trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia là vô cùng quan trọng. Nếu chất lượng dữ liệu kém sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý và kết quả cuối cùng của bài toán hỗ trợ ra quyết định. Bài báo giới thiệu kỹ thuật lập trình GIS sử dụng thư viện ArcObject để xây dựng công cụ kiểm tra mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình cấu trúc khung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia cho nhóm tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000. Công cụ hoạt động dưới dạng Plug-ins trong phần mềm ArcMap. Công cụ được thử nghiệm kiểm tra trên tập dữ liệu nền địa lý khu vực Nam Định tỷ lệ 1:10.000. Các lỗi phần mềm trả về trên tập dữ liệu thử nghiệm được so sánh với kết quả kiểm tra bằng phương pháp thủ công. Số lượng lỗi về tên lớp, bí danh, kiểu dữ liệu của trường, miền giá trị hoàn toàn chính xác. Công cụ cho thấy tính hiệu quả rõ rệt về thời gian, độ chính xác và tính minh bạch kết quả kiểm tra.</p> Trần Anh Tuấn Bùi Thị Xuân Hồng Phan Quốc Yên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 17 24 10.54491/jgac.2024.61.746 Thiết kế, chế tạo hệ thống Radar xuyên đất gắn trên máy bay không người lái https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/747 <p>Radar xuyên đất (Ground-Penetrating Radar, GPR) lợi dụng khả năng có thể xuyên qua các vật liệu không nhìn thấy bằng mắt thường để phát hiện và tạo dựng hình ảnh các vật thể bị chôn vùi, ẩn giấu dưới lòng đất đã và đang được sử dụng rộng rãi như một công cụ cảm biến từ xa. Đối với địa hình phức tạp, radar xuyên đất khó triển khai theo phương pháp truyền thống, như đặt trên xe đẩy. Với sự phát triển của nền tảng máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicles, UAV), các hệ thống GPR gắn trên UAV giúp mở rộng khả năng làm việc và tăng hiệu quả của GPR. Trong bài báo này, đầu tiên chúng tôi giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về hệ thống radar xuyên đất gắn trên UAV. Tiếp theo, dựa trên kết quả phân tích tổng quan, lý thuyết tính toán và yêu cầu thực tiễn, một hệ thống radar xuyên đất gắn trên UAV do chúng tôi thiết kế, chế tạo và thực nghiệm được trình bày chi tiết. Cuối cùng, chúng tôi đánh giá những yếu tố&nbsp; ảnh hưởng đến chất lượng và các triển vọng tương lai liên quan đến công nghệ này.</p> Đào Ngọc Long Phạm Cao Đại Trần Công Anh Nguyễn Đăng Hải Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 25 32 10.54491/jgac.2024.61.747 Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS ước tính sinh khối rừng thông ba lá (pinus kesiya royle ex gordon) khu vực hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/748 <p>Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8, Sentinel-2 và ALOS-2 kết hợp với dữ liệu khảo sát thực địa để xây dựng mô hình ước tính sinh khối và thành lập bản đồ sinh khối tại khu vực Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng và lựa chọn được mô hình tốt nhất cho ước tính sinh khối và thành lập bản đồ sinh khối rừng thông khu vực nghiên cứu bằng sự kết hợp các thông số từ vệ tinh ALOS-2 và Sentinel-2 với độ tin cậy là hơn 79%. Các kết quả này sẽ hữu ích trong công tác quản lý và phát triển rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ góp phần bổ sung cơ sở khoa học quan trọng trong việc giám sát, quản lý khí phát thải/hấp thụ nhà kính từ rừng, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam trong giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.</p> Nguyễn Viết Lương Đặng Vũ Khắc Nguyễn Quyết Chiến Nguyễn Thị Vân Anh Nguyễn Trọng Trường Sơn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 33 40 10.54491/jgac.2024.61.748 Nghiên cứu phân tích khả năng ước tính lượng rác thải nhựa phát tán trực tiếp ra môi trường biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển Đông https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/749 <p>Các nguồn phát sinh rác nhựa từ biển thường liên quan đến các hoạt động giải trí, đánh bắt, nuôi trồng hải sản và vận tải biển. Rác thải từ các hoạt động kinh tế-xã hội trên biển chủ yếu do hành khách trên tàu thải ra hoặc do xử lý rác nhựa sau thu gom, do ngư cụ hàng hải và ngư cụ bị bỏ rơi. Rác nhựa ở biển có thể nằm trên các đường bờ biển, nổi trên bề mặt, trong cột nước hoặc chìm xuống đáy biển. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích, đánh giá những nguy cơ và mối liên hệ trực tiếp giữa hoạt động kinh tế-xã hội trên biển với lượng chất thải nhựa phát tán trực tiếp ra môi trường biển nhằm đưa ra cách phân loại rác nhựa theo nhóm các hoạt động kinh tế-xã hội trên biển Đông và đề xuất phương pháp định lượng lượng rác thải nhựa theo sự phân loại này. Kết quả cho thấy, những khu vực có mật độ tàu thuyền hoạt động nhiều cũng như có các hoạt động kinh tế-xã hội phát triển thì có mối tương quan tỉ lệ thuận với rác nhựa và các vật liệu thải trôi nổi trên biển Đông.</p> Đỗ Thị Phương Thảo Nguyễn Gia Trọng Dương Anh Quân Nghiêm Văn Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 41 48 10.54491/jgac.2024.61.749 Xây dựng quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng phú dưỡng nước hồ từ ảnh vệ tinh Sentinel 2. https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/750 <p>Nghiên cứu này trình bày quy trình công nghệ thành lập hiện trạng phú dưỡng nước hồ từ ảnh vệ tinh Sentinel-2 đã được xử lý ở mức 2 (level 2). Quy trình này được đề xuất dựa trên các quy định hiện hành và những bài học rút ra từ các nghiên cứu trước đây về lập bản đồ tài nguyên và môi trường từ ảnh vệ tinh. Thông qua ứng dụng các kỹ thuật viễn thám và GIS, quy trình này đã được kiểm chứng tại Hồ Tây bằng hình ảnh Sentinel-2 chụp vào ngày 19 tháng 12 năm 2022. Kết quả cho thấy với giá trị TSI thay đổi từ 50 đến 90 thu được từ ảnh, nước hồ Tây đang ở mức phú dưỡng cao đến siêu phú dưỡng. Sự khác biệt về mức độ phú dưỡng trong không gian được thể hiện rõ trên bản đồ kết quả với xấp xỉ 95% diện tích mặt hồ ở mức phú dưỡng (50&lt;TSI &lt;70), phần nước hồ ở mức siêu phú dưỡng phân bố chủ yếu xung quanh bờ phía Tây của hồ.</p> Phạm Quang Vinh Nguyễn Thị Thu Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 49 56 10.54491/jgac.2024.61.750 Một số nội dung đề xuất thể chế hóa công tác cấp phép hoạt động viễn thám dựa trên cơ sở pháp luật và yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/751 <p>Trong gần nửa thế kỷ qua, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và đang ngày càng trở thành một ngành cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, hoạt động viễn thám hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các công cụ pháp lý cần thiết như việc được nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Từ nhiều năm trước, một số quốc gia phát triển đã ban hành Luật viễn thám và đưa công tác cấp phép hoạt động viễn thám vào luật. Công tác cấp phép hoạt động viễn thám ở các nước phát triển đã là điều kiện bắt buộc trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng viễn thám. Mỗi quốc gia có quy định riêng của mình trong việc cấp giấy phép hoạt động viễn thám với thời hạn nhất định. Việc cấp phép hoạt động viễn thám về cơ bản phải căn cứ vào quy trình quy định và các điều kiện cấp phép. Bài báo tập trung đánh giá cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn về cấp phép hoạt động viễn thám tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay, từ đó đề xuất một số nội dung đề xuất thể chế hóa công tác cấp phép hoạt động viễn thám dựa trên cơ sở pháp luật và yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam.</p> Lê Quốc Hưng Vũ Thị Phương Thảo Trần Tuấn Đạt Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 57 64 10.54491/jgac.2024.61.751 Tính chuyển vận tốc dịch chuyển vỏ trái đất và sai số tương ứng từ hệ tọa độ địa diện chân trời sang hệ tọa độ địa tâm https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/744 <p>Mục đích của nghiên cứu này là tính chuyển vận tốc dịch chuyển vỏ Trái đất và sai số tương ứng từ hệ tọa độ địa diện chân trời sang hệ tọa độ địa tâm. Công thức tính chuyển vận tốc được xây dựng trên cơ sở công thức tính chuyển tọa độ. Công thức tính chuyển sai số trung phương được xây dựng dựa vào quy luật lan truyền sai số. Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh vận tốc tổng hợp và sai số tương ứng trước và sau tính chuyển. Trong phần thực nghiệm, vận tốc và sai số tương ứng của 29 điểm quan trắc đã được tính chuyển từ hệ tọa độ địa diện chân trời sang hệ tọa độ địa tâm. Kết quả kiểm tra cho thấy: công thức và kết quả tính toán hoàn toàn chính xác. Phương pháp tính chuyển này sẽ giúp cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chuyển vỏ Trái đất đến các tham số chuyển đổi tọa độ được thuận lợi, không cần phải xử lý lại lưới quan trắc.</p> Lê Thị Thanh Tâm Nguyễn Văn Sáng Dương Kim Đông Dương Đức Tới Nguyễn Tuấn Anh Nguyễn Thành Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 1 8 10.54491/jgac.2024.61.744 Bàn về “cập nhật” trong cách mạng công nghệ 4.0 https://jgac.vn/index.php/journal/article/view/745 <p>Yêu cầu về làm mới thông tin, dữ liệu đối với các đối tượng, hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội, kinh tế và môi trường là yêu cầu thiết thực để biết được sự thay đổi về trạng thái, quy mô và tính chất của chúng xảy ra ở thời điểm nào và mức độ ra sao. Mỗi đối tượng, hiện tượng, quá trình đều có sự biến đổi theo thời gian, không gian theo tốc độ khác nhau, bên cạnh đó yêu cầu sử dụng đặt ra đối với tần suất thay đổi thông tin cũng khác nhau, dẫn đến việc dùng khái niệm mà chúng ta đang gọi là “cập nhật” (“update”) gắn với mỗi đối tượng, hiện tượng, quá trình phải thực sự phù hợp với tính chất biến đổi và tần suất làm mới. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) khái niệm “cập nhật” còn được dùng trong trường hợp làm mới thông tin, dữ liệu đến phút, giây, tức thời. Vì vậy, trong bài báo này sẽ bàn đến việc thuật ngữ “cập nhật” khi dùng cho các tần suất như vậy cần có thay đổi cho phù hợp với bản chất của khái niệm này.</p> Đặng Hùng Võ Trịnh Anh Cơ Nguyễn Phi Sơn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ 2024-09-25 2024-09-25 61 9 16 10.54491/jgac.2024.61.745