Phân bố không gian - thời gian của nhiệt độ bề mặt ở đồng bằng Sông Cửu Long
PDF | Download: 191

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, H. V., Nguyễn, T. N., & Nguyễn, N. K. (2019). Phân bố không gian - thời gian của nhiệt độ bề mặt ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (40), 57–64. https://doi.org/10.54491/jgac.2019.40.313

Tóm tắt

Trong những thập kỷ qua, cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thay đổi một cách rõ rệt do quá trình công nghiệp hóa. Những năm gần đây, diện tích các công trình xây dựng tăng rõ rệt trong khi đất rừng và đất trồng cây ăn quả giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt bề mặt ở các đô thị nói chung và cả vùng nói riêng. Bài báo này tập trung vào chủ đề khai thác các sản phẩm dữ liệu ảnh vệ tinh MODIS để xác định phân bố không gian của xu hướng biến đổi nhiệt độ bề mặt ở trong mùa khô từ năm 2000 đến 2015. Tại mỗi điểm ảnh, xu hướng biến động LST được ước tính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt ở khu vực tăng trung bình +0.10 C/năm trong giai đoạn khảo sát. Khoảng 52% tổng diện tích khu vực có dao động nhiệt độ bề mặt, tuy nhiên có xu hướng gần như không đổi. Các vị trí có xu hướng nhiệt độ bề mặt tăng, hay khả năng dễ tăng nhiệt, xuất hiện ở trung tâm khu vực, chiếm khoảng 43% tổng diện tích. Ngược lại, một số vị trí thuộc các tỉnh ven biển có xu hướng giảm nhiệt độ bề mặt chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Phân bố không gian – thời gian của nhiệt độ bề mặt sẽ đóng góp một phần quan trọng trong các nghiên cứu và sự hiểu biết về tình trạng khô hạn và xâm mặn ở khu vực này.
https://doi.org/10.54491/jgac.2019.40.313
PDF | Download: 191

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.