@article{Lương_2022, title={Ứng dụng Wavelets trong nội suy dị thường độ cao}, url={https://jgac.vn/journal/article/view/589}, DOI={10.54491/jgac.2022.52.589}, abstractNote={<p><em>Bài báo giới thiệu cách tiếp cận wavelets ứng dụng trong việc nội suy các đại lượng trắc địa, phương pháp này có thể tính toán nội suy cho các vị trí bất kỳ từ các giá trị đầu vào với phân bố không gian bất kỳ. Sau phần nền tảng lý thuyết là hai tính toán thử nghiệm sử dụng các giá trị từ mô hình EGM 2008, một cho lưới đồng góc toàn cầu và một cho mạng lưới địa phương với các vị trí phân bố không đều, nhằm minh họa và xác thực tính đúng đắn của phương pháp. Một cách tóm tắt, wavelets gồm hai bước: “chia” tín hiệu đầu vào thành các mức khác nhau (tương ứng với các độ và bậc điều hòa cầu), sau đó tổng hợp lại thành tín hiệu đầu ra (ở những vị trí cần giá trị nội suy). Ẩn bên dưới wavelets là nhân tái tạo sử dung hàm cơ sở cầu và đa thức Legendre, điều này giúp cho quy trình vẫn giữ được tính chất điều hòa cầu cho các giá trị nội suy, là ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nội suy quen thuộc khác. Tính đúng đắn và độ chính xác của phương pháp đã được minh chứng thông qua hai tính toán thử nghiệm. Ở mức độ toàn cầu, một lưới đồng góc 6<sup>0</sup> các giá trị dị thường độ cao đến độ và bậc 10 đã được dùng để nội suy cho chính các vị trị này cho kết quả  chênh lệch ở mức 10<sup>-12</sup> m. Ở mức độ khu vực, 5796 giá trị dị thường độ cao (độ và bậc từ 32 đến 900) tại châu Âu cũng được “tự nội suy” với kết quả chênh lệch 5cm, bằng đúng với độ nhiễu ngẫu nhiên đã được thêm vào trước đó. Điều này cùng với độ và bậc điều hòa cao và vị trí điểm đo không phân bố đều là những khó khăn mang tính thực tế đã được chọn cho tính toán thử nghiệm thứ hai và wavelets vẫn cho kết quả tốt.</em></p>}, number={52}, journal={Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ}, author={Lương, Bảo Bình}, year={2022}, month={tháng 6}, pages={1–8} }