Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal <div class="h2"><strong>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ</strong></div> <p><strong>ISSN (Print): 2734-9292 | DOI: 10.54491</strong></p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ là tạp chí chuyên ngành của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ khoa học mới trong các lĩnh vực: Trắc địa, Bản đồ, GIS, Viễn thám và Địa chính. Tạp chí xuất bản định kỳ 4 số một năm bằng tiếng Việt.</p> <p>Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ được tính 0,5 điểm công trình trong danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng Giáo sư Việt Nam.</p> vi-VN dinhtainhan@gmail.com (Đinh Tài Nhân ) trantuananh0709@gmail.com (Trần Tuấn Anh) Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 OJS 3.3.0.7 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Đánh giá độ chính xác của mô hình độ sâu toàn cầu GEBCO2022 và TOPO-V25.1 trên biển Đông https://jgac.vn/journal/article/view/679 <p>Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá được độ chính xác của mô hình độ sâu đáy biển toàn cầu GEBCO2022 và TOPO-V25.1 trên Biển Đông. Để đánh giá độ chính xác, hai mô hình trên đã được so sánh với độ sâu đo trực tiếp để tính ra các yếu tố của độ lệch. Biểu đồ tần suất độ lệch được thiết lập. Tương quan giữa độ sâu đo trực tiếp và hai mô hình cũng được tính toán. Kết quả đánh giá cho thấy: Trên Biển Đông, mô hình độ sâu GEBCO2022 có độ chính xác là ±169,1 m, tốt hơn mô hình TOPO-V25.1 có độ chính xác là ±172,4 m. Độ lệch giữa các mô hình với độ sâu đo trực tiếp tuân theo quy luật ngẫu nhiên. Tương quan của hai mô hình này với độ sâu đo trực tiếp khá tốt. Các điểm có độ lệch lớn nằm ở những khu vực có địa hình đáy biển phức tạp, nhiều đảo ngầm, độ dốc lớn, địa hình đáy biển thay đổi đột ngột. Ở những khu vực địa hình đáy biển bằng phẳng, độ lệch nhỏ. Độ chính xác của mô hình GEBCO2022 và TOPO-V25.1 tốt ở thềm lục địa, nơi có địa hình đáy biển bằng phẳng, độ sâu từ -10 m đến -200 m. Ở khu vực sườn lục địa, nơi có độ dốc lớn, độ sâu trong khoảng từ -200 m đến -2000 m thì độ lệch trung phương tăng lên, đạt cực đại (±230 m) trong khoảng độ sâu (-1000 m ÷ -2000 m). Độ lệch trung phương giảm xuống ±120 m đối với vùng trũng sâu của Biển Đông.</p> Nguyễn Văn Sáng, Đỗ Văn Mong, Nguyễn Thị Thanh Hương Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/679 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Xác định độ chính xác trọng lực của mô hình trường trọng lực toàn cầu SGG-UGM-2 khu vực miền Nam Việt Nam. https://jgac.vn/journal/article/view/680 <p>Độ chính xác của mô hình trường trọng lực toàn cầu SGG-UGM-2 được xác định dựa trên số liệu trọng lực đo đạc chi tiết tại khu vực miền Nam, Việt Nam theo một quy trình chặt chẽ và rõ ràng. Số liệu trọng lực đo đạc chi tiết được chuẩn hóa về hệ triều không, đây cũng là hệ triều của số liệu trọng lực khai thác từ mô hình trường trọng lực toàn cầu SGG-UGM-2. Quá trình tính toán cho thấy, trong số 1540 điểm trọng lực tại khu vực thực nghiệm, có 16 điểm (tương đương với khoảng 1% tổng số điểm) không đạt chất lượng nên bị loại bỏ, 1524 điểm trọng lực có chất lượng đạt yêu cầu tham gia vào việc xác định độ chính xác mô hình trường trọng lực toàn cầu SGG-UGM-2. Kết quả cho thấy, mô hình trường trọng lực toàn cầu SGG-UGM-2 có độ chính xác là ±4,762 mgal. Đây là nguồn thông tin hữu ích cho các nhà khoa học và các nhà quản lý khi sử dụng mô hình này tại khu vực thực nghiệm. Các bước xác định độ chính xác của mô hình trường trọng lực toàn cầu trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể áp dụng đối với các mô hình và các vùng nghiên cứu khác.</p> Bùi Thị Hồng Thắm, Đỗ Thị Hoài Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/680 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Nâng cao độ chính xác mô hình số độ cao DEM bằng mạng NƠ RON HOPFIELD với tập dữ liệu điểm độ cao bổ sung. https://jgac.vn/journal/article/view/681 <p>Bài báo đề cập đến việc cải thiện độ chính xác của mô hình số độ cao (Digital Elevation Model - DEM). Mặc dù, các thuật toán tái chia mẫu song tuyến, bicubic, Kriging và mô hình tăng độ phân giải bằng mạng nơ ron Hopfield (HNN) cho phép nâng cao độ chính xác cho mô hình số độ cao, đặc biệt là mô hình số độ cao từ các nguồn dữ liệu toàn cầu như SRTM, ASTER, v.v., sự tham gia của dữ liệu độ cao bổ sung cũng có thể cải thiện hơn nữa độ chính xác của mô hình số độ cao. Bài báo này đề xuất một mô hình HNN với sự tham gia của hàm hiệu chỉnh độ cao và sự thay đổi của điều kiện ràng buộc. Mô hình được thử nghiệm đánh giá tại Cao Bằng với dữ liệu DEM SRTM 30 m tại một khu vực có kích thước 1650 m × 1344 m, với 130 điểm độ cao được sử dụng để nâng cao độ chính xác và 64 điểm được sử dụng để đánh giá. Kết quả thử nghiệm cho thấy độ chính xác của DEM tăng lên tới 30% nhờ các điểm độ cao bổ sung. Kết quả cho thấy mô hình có khả năng được áp dụng trên thực tế để nâng cao độ chính xác của mô hình số độ cao DEM, đặc biệt là các DEM toàn cầu.</p> Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Thị Thủy, Lã Phú Hiến, Nguyễn Văn Chức, Đỗ Văn Dương Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/681 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Nghiên cứu dự báo biến động bề mặt không thấm khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ dữ liệu Viễn thám và GIS. https://jgac.vn/journal/article/view/682 <p>Sự gia tăng diện tích bề mặt không thấm đã dẫn đến những tác động tiêu cực tới môi trường đô thị, trong đó có sự gia tăng nguy cơ ngập lụt, suy giảm diện tích thảm thực vật, hình thành đảo nhiệt đô thị. Bài báo này trình bày kết quả xây dựng mô hình dự báo biến động bề mặt không thấm khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ dữ liệu viễn thám và GIS. Ảnh vệ tinh Landsat giai đoạn 2002 – 2022 được sử dụng để phân loại bề mặt không thấm, chiết xuất các lớp thông tin về lớp phủ thực vật, nhiệt độ bề mặt, kết hợp với các lớp dữ liệu về địa hình, dân cư để mô hình hóa và dự báo biến động bề mặt không thấm. Kết quả nhận được trong nghiên cứu có thể được sử dụng hiệu quả phục vụ công tác quy hoạch đô thị, giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình gia tăng bề mặt không thấm đến môi trường khu vực đô thị.</p> Phạm Văn Tùng, Trịnh Lê Hùng, Nguyễn Văn Trung, Vũ Xuân Cường Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/682 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Đánh giá tác động của dự án đầu tư đến khu dự trữ sinh quyển thế giới sử dụng thuật toán học máy và độ đo cảnh quan. https://jgac.vn/journal/article/view/683 <p>Phát triển kinh tế xã hội là một trong những nhân tác thúc đẩy mạnh mẽ và nhanh chóng nhất đến thay đổi sử dụng đất có tác động đến môi trường sống và mẫu dạng cảnh quan. Để dự đoán và giảm thiểu những tác động này, các nhà quy hoạch môi trường và quản lý bảo tồn cần có các công cụ và phương pháp để có thể sử dụng ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Nghiên cứu này điều tra và lựa chọn các chỉ số độ đo cảnh quan để đánh giá tác động của dự án phát triển du lịch đến môi trường sống, sự phân mảnh và kết nối sinh thái. Khác với các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc sử dụng các chỉ số không gian đơn lẻ để mô tả sự phân mảnh cảnh quan, nghiên cứu này đề xuất Chỉ số lượng hóa phân mảnh cảnh quan tổng hợp (OLFI) để phân tích và đánh giá tính không đồng nhất về không gian và thời gian của sự phân mảnh cảnh quan ở Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa - Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nghiên cứu sử dụng thuật toán học máy để phân loại LULC với độ chính xác tổng thể đạt 92,84% và hệ số Kappa là 0,90. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi có dự án phát triển du lịch mức độ tác động tăng đáng kể đến cấu trúc cảnh quan của khu vực VQG Núi Chúa. OLFI được xây dựng như là một chỉ số mới để lượng hóa sự tác động của các dự án đầu tư hay những tác động của con người đối với cảnh quan Di sản thiên nhiên và là tài liệu tham khảo cho các mục đích bảo tồn, lập kế hoạch sử dụng đất ở các khu vực tương tự khác tại Việt Nam và trên thế giới.</p> Đỗ Thị Nhung, Phạm Anh Cường, Trương Quang Hải, Giang Văn Trọng, Phạm Hạnh Nguyên, Ngô Xuân Quý, Phạm Văn Mạnh Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/683 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Nghiên cứu ứng dụng Viễn thám và GIS theo dõi quá trình đô thị hóa thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. https://jgac.vn/journal/article/view/684 <p>Bài báo trình bày nghiên cứu chiết tách các thông tin: Chỉ số thực vật chuẩn hóa - NDVI (Normalized Difference Vegetation Index), Chỉ số đô thị - NDBI (Normlized Difference Built-up Index), Chỉ số khác biệt về bề mặt không đồng nhất - NHFD (Non-Homogenous Feature Difference) từ ảnh vệ tinh LandSat đa thời gian và GIS thành lập bản đồ phân bố không gian đô thị các thời điểm 2010, 2015 và 2020 thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tư liệu viễn thám đa thời gian góp phần theo dõi và đánh giá quá trình mở rộng không gian đô thị khá chính xác, phù hợp với thực tế và quy hoạch phát triển vùng của thành phố Phủ Lý. Cụ thể là việc mở rông không gian đô thị trong các năm 2010 - 2015 và phát triển vùng lõi 2015 - 2020. Tốc độ đô thị hóa trong vòng 10 năm qua của thành phố cũng ở mức cao - khoảng 40%.</p> Nguyễn Văn Thái, Trần Xuân Trường, Nguyễn Như Hùng, Lê Thanh Nghị Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/684 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Ứng dụng thuật toán LIGHTGBM trong phân loại lớp phủ huyện Đảo Lý Sơn, Việt Nam. https://jgac.vn/journal/article/view/685 <p>Hệ thống đảo của Việt Nam có phần quan trọng trong việc xây dựng những tiền đồn vững chắc để bảo vệ an ninh chính trị, độc lập chủ quyền của quốc gia trên biển và là thế bàn đạp phát triển kinh tế biển. Tại khu vực miền trung, huyện Đảo Lý Sơn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Nghiên cứu này đề ứng dụng mô hình phân loại LightGBM sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh SPOT trong phân loại lớp phủ sử dụng đất. Kết quả cho thấy mặc dù với số lượng mẫu nhỏ, độ chính xác của mô hình (OA = 0,9). Mô hình huấn luyện được sử dụng cho phân loại lớp phủ sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên tại huyện đảo Lý Sơn.</p> Vương Tấn Công, Phạm Hoàng Hải Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/685 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700 Lập bản đồ và đánh giá ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động dựa trên mạng NƠ-RON hàm cơ sở xuyên tâm. https://jgac.vn/journal/article/view/686 <p>Kiểm soát tiếng ồn trong môi trường lao động là cần thiết cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Mức độ tiếng ồn nguy hiểm, được coi là ngưỡng gây ra các vấn đề về tâm sinh lý cho người lao động. Mục đích của nghiên cứu này xây dựng bản đồ phân bố không gian mức độ tiếng ồn bằng số liệu đo được tính toán dựa trên mô hình tiếng ồn. Một khu công nghiệp sản xuất nhựa tại thành phố Hải Phòng đã được lựa chọn và mức áp suất âm thanh được đo tại 60 điểm riêng biệt tại khu công nghiệp. Các phép đo được tiến hành vào các khung giờ buổi Sáng (8h00 – 10h00) với mức độ tiếng ồn vào buổi sáng dao động từ 37,5 đến 95,2 dBA, buổi Trưa (11h30 – 13h30) dao động từ 17,0 đến 74,0 dBA và buổi Chiều (14h00 – 16h00) từ 38,7 đến 100 dBA. Dữ liệu mức tiếng ồn thu được của khu công nghiệp được lập bản đồ bằng mô hình mạng nơ-ron hàm cơ sở xuyên tâm (RBF). Kết quả chỉ ra rằng chất lượng môi trường lao động trong khu công nghiệp ở mức trung bình, có nghĩa là việc tiếp xúc với các mức độ này trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người lao động. Đề xuất giải pháp khả thi để giảm mức độ tiếng ồn trong khu vực xuống các giá trị giới hạn cho phép nhằm nâng cao chất lượng môi trường lao động.</p> Đặng Đỗ Lâm Phương, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Việt Thanh, Phạm Thái Minh, Nguyễn Thị Diễm My, Đỗ Thị Nhung Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ https://jgac.vn/journal/article/view/686 Sun, 25 Jun 2023 00:00:00 +0700