Đánh giá khả năng sử dụng mô hình số độ cao toàn cầu độ phân giải 1” x 1” trong việc tính toán các sốhiệu chỉnh bề mặt đất ở các khu vực rừng núi Việt Nam.
PDF | Download: 37

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hà, M. H., & Đặng, X. T. (2017). Đánh giá khả năng sử dụng mô hình số độ cao toàn cầu độ phân giải 1” x 1” trong việc tính toán các sốhiệu chỉnh bề mặt đất ở các khu vực rừng núi Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (33), 1–10. https://doi.org/10.54491/jgac.2017.33.223

Tóm tắt

Việc sử dụng mô hình sốđộ cao toàn cầu để tính các số hiệu chỉnh Faye có ưu điểm nổi bật là bao phủ được các khu vực mà ở đó không có các dữ liệu địa hình quốc gia. Hiện nay các tổchức khoa học - công nghệ quốc tếvà các nước phát triển sử dụng rộng rãi các mô hình số độ cao toàn cầu để tính toán các số hiệu chỉnh Faye khi xây dựng các CSDL dị thường trọng lực toàn cầu hoặc quốc gia. Tiêu chuẩn cơ bản để làm điều này là sai số của các chênh cao được xác định từ mô hình sốđộ cao không được lớn hơn 50 m và các mô hình sốđộ cao toàn cầu đáp ứng được yêu cầu này. Bài báo khoa học này đã chứng minh tiêu chuẩn nêu trên và thực nghiệm đánh giá độ chính xác của mô hình số độ cao toàn cầu SRTM1 (1” x 1”) dựa trên 89 điểm độ cao hạng I ở Việt Nam. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng đa số các độ chênh giữa các độ cao chỉ ở mức một vài mét, riêng điểm độ cao I(DN-BT)28 có độ chênh lớn nhất bằng 19,577 m, sai sốtrung phương của độ cao từ mô hình SRTM1 ở mức ± 5,480 m. Do đó mô hình số độ cao toàn cầu SRTM1 hoàn toàn đáp ứng yêu cầu tính toán các số cải chính Faye đểxây dựng cơ sở dữ liệu trọng lực ở Việt Nam.
https://doi.org/10.54491/jgac.2017.33.223
PDF | Download: 37

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.