Ứng dụng chỉ số Đất-Nước-Thực vật nâng cao độ chính xác kết quả phân loại ảnh phục vụ công tác phân tích biến động rừng ngập mặn, khu vực thử nghiệm cửa sông Ba Lạt.
PDF | Download: 61

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, L. L., & Vũ, K. C. (2017). Ứng dụng chỉ số Đất-Nước-Thực vật nâng cao độ chính xác kết quả phân loại ảnh phục vụ công tác phân tích biến động rừng ngập mặn, khu vực thử nghiệm cửa sông Ba Lạt. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (34), 33–39. https://doi.org/10.54491/jgac.2017.34.256

Tóm tắt

Diện tích rừng ngập mặn (RNM) hiện nay biến động khá nhanh và với quy mô ngày càng lớn. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn là một hướng nghiên cứu có xu hướng đang được phát triển nhanh ở nước ta. Tuy nhiên, với phương pháp phân loại ảnh thông thường để chiết tách đối tượng từ ảnh viễn thám, độ chính xác kết quả phân loại khi sử dụng phục vụ chiết tách đối tượng rừng ngập mặn chưa được cao do các hiện tượng nhiễu ảnh. Phương pháp xác định tỷ lệ đất, nước, thực vật là phương pháp kế thừa từ phương pháp tính toán chỉ số thực vật PVI. Việc phát triển tính toán tỷ lệ thành phần đất, nước, thực vật trên ảnh viễn thám từ chỉ số PVI kết hợp với phương pháp phân loại ảnh có kiểm định để đánh giá biến động diện tích RNM là một hướng nghiên cứu tối ưu, được chứng minh bằng thực nghiệm mang lại độ chính xác tương đối cao phục vụ đánh giá được xu thế biến động kịp thời. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả tư liệu viễn thám đem lại tiện lợi trong quản lý, khai thác thông tin, lưu trữ kết quả, phục vụ công tác xây dựng bản đồ biến động tài nguyên nói chung và bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn nói riêng ở nước ta.
https://doi.org/10.54491/jgac.2017.34.256
PDF | Download: 61

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.