Các kịch bản khai thác cát và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Lô thuộc địa phận xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
PDF | Download: 12

Từ khóa

Mike 21 FM
Khai thác cát
Sông Lô Mike 21 FM
Sand mining
Lo River

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, T. M. H., Nguyễn , T. C., & Vũ, T. P. T. (2024). Các kịch bản khai thác cát và ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Lô thuộc địa phận xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tạp Chí Khoa học Đo đạc Và Bản đồ, (60), 41–48. https://doi.org/10.54491/jgac.2024.60.728

Tóm tắt

Sông Lô đoạn chảy qua địa phận xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thường xuyên bị xáo trộn dòng chảy do lũ và các hoạt động kinh tế của con người đặc biệt là hoạt động khai thác cát. Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát tới chế độ thủy động lực và bùn cát của đoạn sông nhằm cảnh báo được những diễn biến xấu có thể xảy ra cho đoạn sông và các khu vực ven bờ sông. Bài báo sử dụng dữ liệu thực đo từ năm 1977 – 1987 để hiệu chỉnh và chuỗi dữ liệu năm từ 1987 – 1997 để kiếm định mô hình Mike 21 FM với mô đun chính là thủy lực và vận chuyển bùn cát trong đó phạm vi mô phỏng được mở rộng so với khu vực mỏ khai thác khoảng 2 km về phía thượng nguồn và 3 km về phía hạ lưu. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định cho thấy lưu lượng mô phỏng khá tương đồng với dữ liệu thực đo tại trạm thủy văn Chiêm Hóa cả về giá trị, xu hướng. Sau các bước thiết lập và kiểm định, mô hình Mike 21 FM được ứng dụng để tính toán dự báo diễn biến lòng sông trên đoạn sông trước và sau khi khai thác đối với các kịch bản là trận lũ lớn tháng 7/2012. Trước khi khai thác cát, nồng độ bùn cát tại mặt cắt đạt giá trị lớn nhất là 3600 g/m3 tại thời điểm lưu lượng lũ đạt đỉnh trong khi dòng chảy ở trạng thái bình thường nồng độ bùn cát là 230 g/m3, đoạn có nguy cơ bị xói nằm gần khu vực bên bờ phải của sông Lô, khu vực mỏ khi chưa khai thác thấy có xu hướng bồi nhẹ. Sau khi khai thác cát, tại khu vực nghiên cứu tốc độ bồi tương đối mạnh xảy ra tại mặt cắt T2 và T4 dao động từ 0,1 m – 1,4 m. Ngoài ra, tại khu vực cũng xuất hiện hiện tượng xói lở 2 bên bờ sông tại mặt cắt T1, dao động từ 0,1 - 0,3 m.

https://doi.org/10.54491/jgac.2024.60.728
PDF | Download: 12

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.